Các nghiên cứu dược lý đều chứng minh rằng nhân sâm có nhiều tác dụng tốt nhưng nhân sâm không phải là thuốc bổ có thể sử dụng tùy tiện.

Cách dùng nhân sâm trị đái tháo đường

Các nghiên cứu dược lý đều chứng minh rằng nhân sâm có nhiều tác dụng tốt nhưng nhân sâm không phải là thuốc bổ có thể sử dụng tùy tiện.

 

1.Tác dụng của nhân sâm

Nhân sâm là vị thuốc đứng đầu trong các vị bổ.

Theo y học cổ truyền nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, vào kinh tâm, phế, tỳ; có tác dụng đại bổ nguyên khí, trợ hỏa, hồi dương cứu nghịch, bổ tỳ ích phế, sinh tân, an thần, bổ khí cố thoát, là vị thuốc đứng đầu trong điều trị các chứng hư, mệt mỏi, nội thương.

Nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh thành phần hóa học của nhân sâm chứa hơn 15 loại yếu tố vi lượng, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, thúc đẩy công năng của tuyến sinh dục nam và nữ, nâng cao hiệu quả năng lực làm việc, làm giảm đường huyết…

Lưu ý khi dùng nhân sâm làm thuốc bổ - Ảnh 2.

Cẩn trọng khi dùng nhân sâm liều cao dẫn đến tình trạng ngộ độc nhân sâm

2. Cách dùng nhân sâm trong điều trị đái tháo đường

Cách 1: Nhân sâm 3g, mạch môn 9g, qua lâu nhân 3g, tri mẫu 3g, cam thảo sao 3g, sinh địa 3g, cát căn 3g, bạch linh 3g.

Thực hiện: Tất cả đem ngâm nước 1 giờ rồi sắc kỹ lấy nước cốt, chia uống 2 lần trong ngày với nước ấm.

Công dụng: Thanh vị nhuận phế, sinh tân ích khí.

Công dụng: Dùng cho người bị đái tháo đường có biểu hiện khát nhiều, uống nhiều, hay có cảm giác khó thở, ngực bụng bồn chồn và nóng bức không yên.

Cách 2: Nhân sâm 4,5g, thiên môn 9g, mạch môn 9g, thiên hoa phấn 9g, hoàng cầm 6g, tri mẫu 6g, lá sen 6g, cam thảo sao 3g.

Thực hiện: Tất cả đem ngâm nước nửa giờ rồi sắc uống. Cũng có thể hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí sinh tân. Dùng cho người bị đái tháo đường có biểu hiện họng khô, miệng khát, uống nhiều, tiểu tiện nhiều, tinh thần mỏi mệt, hay có cảm giác khó thở, đại tiện táo.

Cách 3: Nhân sâm 6g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 10g.

Thực hiện: Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn. Dùng cho người bị đái tháo đường có biểu hiện mệt mỏi như mất sức, khó thở, hồi hộp trống ngực, họng khô miệng khát, hay vã mồ hội, thường kèm theo bệnh hô hấp mạn tính với triệu chứng ho khan, ít hoặc không có đờm. Y học cổ truyền gọi là thể bệnh khí âm lưỡng hư.

Hiện nay việc tìm mua và sử dụng nhân sâm để chữa bệnh rất thuận tiện, tuy nhiên chúng ta cần lưu ý tác dụng phụ của nhân sâm và để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như xuất hiện cảm giác bồn chồn và dễ kích thích. Do tác dụng của nhân sâm có thể làm giảm lượng đường trong máu nên có thể gây ra giảm khả năng tập trung và tụt đường máu.

Đồng thời, nhân sâm có tác dụng giống estrogen nên không nên dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em.

 

Theo SKDS

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *